Về quê họp lớp, giám đốc U40 ngỡ ngàng: Mọi người đua nhau khoe xe Mercedes, BMW..., bạn học cũ đi xe đạp khiến ai nấy 'cứng họng' vì 1 hành động này
Ngày 22/7/2024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Về quê họp lớp, giám đốc U40 ngỡ ngàng: Mọi người đua nhau khoe xe Mercedes, BMW..., bạn học cũ đi xe đạp khiến ai nấy 'cứng họng' vì 1 hành động này". Nội dung cụ thể như sau:
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống nơi thành thị, đi làm, k.iếm tiền. Bố mẹ cũng chuyển đến thành phố ở cùng tôi vì thế, tôi rất ít khi về quê gặp lại các bạn cũ. Cách đây không lâu, để tham gia một buổi họp lớp tôi mới trở về quê cũ, gặp gỡ những người bạn học cũ. Đa số các bạn trong lớp đều thành đạt, đi xe ô tô. Nhưng bất ngờ, 1 người bạn lại đi xe đạp điện tới họp lớp khiến tất cả cười ồ lên. Tình huống này quả thực ph.ù phi.ếm…
Sau khi ra trường, tôi lao vào làm việc không mệt mỏi, theo đuổi thế giới kỳ thú, theo đuổi danh lợi… Những ngày sau đó, đằng sau mỗi lần thăng chức, vinh dự, tôi cố gắng lấp đầy cảm giác mất mát và nghi ngờ không thể xóa nhòa trong sâu thẳm trái tim mình bằng những thành tích nơi làm việc.
Hơn 1 thập kỷ mài giữa, giờ đây tôi là một giám đốc công ty với thu nhập khá. Lần này về quê họp lớp, tôi vừa muốn ôn lại kỉ niệm thuở học trò, vừa mong muốn cho mọi người thấy thành quả của mình.
Bữa tiệc được tổ chức bởi Trương Tùng, lớp trưởng cũ. Lớp trưởng đặt ra quy tắc cho mọi người: Không lái ô tô, không khoe khoang sự giàu có, không nói đến tiền bạc. Mỗi người góp 200 NDT, cùng chi trả bữa ăn. Anh hy vọng quy tắc này giúp mọi người chia sẻ tình bạn với nhau nhiều hơn, thay vì tranh đua khoe khoang giàu có.
Tối hôm đó, chúng tôi ngồi bên nhau ăn uống và tâm sự, cuộc trò chuyện kéo dài từ quá khứ tới hiện tại. Mọi người đều phấn chấn khi gặp lại bạn xưa. Nhưng dần dần, một số bạn học không thể kiểm soát được hành vi, họ bắt đầu dùng tiền tip cho nhân viên, thể hiện sức mạnh kinh tế, địa vị xã hội của mình.
Một người bạn cũ nay đang làm việc ở Bắc Kinh đã táo bạo tuyên bố sẽ trả tiền cho toàn bộ bữa tối hôm nay. Không chịu thua kém, những người bạn đang làm ăn ở địa phương nhất quyết đòi cùng gánh vác trách nhiệm thanh toán bữa ăn. Những người khác đi làm ăn khắp mọi nơi cũng vội vã bày tỏ quan điểm, thề chứng tỏ sự trưởng thành, thành công của mình ở xứ người.
Ai cũng tỏ ra cương quyết, lời nói không chỉ hàm chứa lời đề nghị giúp đỡ hào phóng mà còn là sự háo hức được thể hiện giá trị bản thân. Việc giành quyền thanh toán hóa đơn như trở thành một cuộc cạnh tranh ngầm của các bạn học cũ. Vào thời điểm dó, mọi người dường như đều muốn thể hiện khía cạnh tỏa sáng nhất của mình, khẳng định 1 cách chắc nịch những thành tích mà họ đạt được trong cuộc sống. Rồi họ ném chìa khóa xe ô tô lên bàn: Mercedes-Benz, BMW, Land Rover... đèn vẫn sáng. Tay tôi đang cầm chìa khóa 1 chiếc xe hạng xoàng, tôi co rúm người lại không dám tham gia vào cuộc canh tranh ngấm ngầm này.
Sau đó, nhân viên phục vụ bước vào phòng thông báo rằng hóa đơn của toàn bộ bữa ăn đã được thanh toán. Hóa ra chính là Vương Quang, người bạn cùng lớp từ học hành xoàng xĩnh, gần như vô danh trong lớp, cậu ta cũng không học đại học. Cậu ta đã ra về trên một chiếc xe đạp, trong khi chúng tôi vẫn đang đắm chìm trong màn khoe khoang vật chất thì cậu bạn học cũ lặng lẽ thể hiện thái độ chân thành của mình đối với bữa tiệc gặp mặt này.
Vương Quang dường như đã giáng cho chúng tôi một cái tát vang dội: Những người thực sự đáng được tôn trọng không phải những người có vật chất vượt trội mà là những người luôn khiêm tốn và chân thành ngay cả trong nghịch cảnh.
Bữa tiệc này dường như là đòn giáng trực tiếp nhất vào sự mặc cảm, tự ti và kiêu ngạo trong tôi. Trên đường trở về thành phố, tôi quyết định xem xét lại bản thân: không phô trương bằng của cải vật chất, không quá để tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình. Trong tương lai, khi theo đuổi sự nghiệp, tôi cũng sẽ tập trung vào việc trau dồi phẩm chất bên trong trước, khiêm tốn sẽ trở thành kim chỉ nam trong cuộc đời tôi.
Cuộc hành trình này khiến tôi hiể rằng: Núi này cao sẽ có núi khác cao hơn, Trong cuộc dời, có rất nhiều người giỏi giang, mạnh mẽ hơn chúng ta. Bên trong mỗi người đều có 1 ngọn núi tượng trưng cho sự bình an, tu dưỡng nội tâm. Hãy từng bước chinh phục ngon núi đó. Chỉ khi thực sự hiểu và trân trọng sự thật này, bạn mới có thể đứng vững trong xã hội đầy phức tạp này.
Báo Phụ nữ Thủ đô ngày 26/10/2023 đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Cái khó của người giàu đi họp lớp: Giản dị bị coi giả ngh.èo tránh tốn, chưng diện là khoe khoang, bạn bè xa lánh". Nội dung cụ thể như sau:
Chỉ khoảng 1 tháng nữa là ngày 20/11 lại đến. Năm nào lớp cấp 3 của tôi cũng hô hào nhau họp mặt, vừa là có dịp đến thăm thầy giáo chủ nhiệm cũ, vừa là cơ hội để bạn bè lâu ngày tụ tập, cùng nhau uống vài chén rượu mừng và tâm sự chuyện đời.
Thế nhưng, đây cũng là ngày khiến tôi ái ngại nhất. Lý do là bởi 2 lần họp mặt trước đó tôi đều không vui vẻ gì.
Nói qua về bản thân một chút, tôi tên là Hưng, năm nay 30 tuổi, tuy không phải là quá trẻ, nhưng ở độ tuổi này đã đạt được nhiều thành công như sở hữu công ty riêng, mua nhà ở thành phố, xây nhà cho bố mẹ, rồi mua xe cho bản thân và vợ…cũng được coi là có chút thành tích hơn các bạn đồng trang lứa.
Nhất là khi nơi tôi sinh ra lại ra vùng quê ngh.èo nàn, đến bây giờ những đứa đỗ đại học vẫn là điều đáng ngưỡng mộ. Vậy nên bố mẹ tôi hãnh diện về con trai lắm.
Lại nói về câu chuyện họp lớp, trước đó tôi khá bận rộn với công việc nên thường xuyên vắng mặt. Hơn nữa tôi luôn mong muốn chỉ khi nào thành công thì mới tới gặp thầy giáo cũ để ông tự hào về tôi. Năm 2021, khi sự nghiệp đã đi vào ổn định, tôi quyết định về quê họp lớp.
Lớp tôi có 43 người, hơn nửa số đó đều lập gia đình, sinh sống tại quê hương. Một số khác thì đi làm ăn xa, người thì đi làm công nhân, người thì xuất khẩu lao động…Nhìn chung, chỉ có tôi và một vài người bạn là khá mạnh về kinh tế, còn lại các bạn khác vẫn còn khó khăn, thậm chí là ngh.èo nàn.
Hôm đó, tôi diện một bộ vest đắt tiền, đi xe hơi đến gặp mọi người. Sau khi đến chúc mừng thầy giáo xong, cả lớp tôi rủ nhau ra ngoài quán ăn đã đặt bàn từ trước.
Lúc đầu, câu chuyện của mọi người đều xoay quanh thời gian học ngày xưa. Chúng tôi khơi gợi lại từng kỷ niệm, rằng thằng Tuấn thường xuyên bị ghi sổ đầu bài vì nói chuyện, cái Phương từng bị ngã rách cả đầu gối vì học đòi đá bóng với bọn con trai. Chúng tôi nhớ những buổi chiều trốn học, cả lũ rủ nhau ra ruộng mót khoai về nướng thơm lừng. Đứa nào đứa nấy mặt mũi nhọ nhem, vừa ăn vừa cười rúc rích…sao mà ngày đó lại vui đến vậy.
Bỗng nhiên Tuấn quay về phía tôi rồi nói: "Hưng bây giờ giàu rồi nhỉ, cả lớp này không ai theo được mày".
Tôi cười ngượng ngùng: "Giàu gì đâu, cũng khởi nghiệp thất bại lên xuống, bây giờ có chút ổn định, tiền k.iếm đủ ăn thôi. Ở thành phố phải chi tiêu nhiều nên chẳng dư dả gì".
Thấy vậy Sơn ngồi gần cạnh tôi cũng chen ngang: "Bọn tao hỏi thăm vậy thôi chứ mày giàu mày hưởng, ai vay tiền đâu mà phải chối".
Nghe đến đây tôi bắt đầu bực trong lòng nhưng vì hai chữ "bạn bè" nên chỉ biết uống một ngụm trà để kìm nén xuống.
Tuấn tiếp tục nói: "Mày xem lớp này có ai vừa có nhà đẹp, vừa có xe như mày không. Thôi thì bữa nay mày mới cả lớp nhé. Cả lớp thấy tôi nói thế có đúng không".
Thật bất ngờ là cả lớp lại đồng tình hưởng ứng, họ cười rộ lên rồi vỗ tay thúc giục tôi đứng lên thanh toán tiền. Song, tôi thấy không cam lòng. Từ khi tốt nghiệp cấp 3 đến nay, dù không tham gia họp lớp thì tôi vẫn đóng quỹ đầy đủ. Lúc tôi khó khăn đâu ai giúp đỡ, vậy mà bây giờ thành công thì họ lại bắt tôi phải mời họ ăn uống.
"Lớp có quỹ mà, mình cũng góp phần trong đó. Thậm chí vài năm gần đây mình đều chủ động đóng nhiều gấp 3-4 lần so với các bạn. Tất cả chúng ta đều là người lớn, đều có thu nhập và đều bình đẳng như nhau cả thôi", tôi phân trần.
Nhưng những người bạn cũ vẫn chưa chịu tha cho tôi: "À hóa ra là mày tiếc tiền à, giàu rồi là khinh bọn tao đúng không. Đi họp lớp còn bày đặt đi ô tô, mặc vest cơ".
Biết rằng nếu nói thêm thì sẽ thành cãi nhau nên tôi đứng dậy và dõng dạc nói lớn: "Nếu các bạn đã đề nghị như vậy thì mình xin phép gửi 2 triệu vào trong quỹ lớp, sử dụng như thế nào thì lớp trưởng sẽ quyết. Còn bây giờ mình chào các bạn, mình có việc nên về trước".
Đến năm sau, tôi vẫn về thăm trường và các bạn như thường. Lần này để tránh bị soi mói, tôi liền đi xe máy và ăn mặc thật giản dị. Song, "cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng", lại vào bữa ăn cuối ngày, tôi vẫn trở thành đề tài bàn tán của mọi người.
Thay vì bị nói khoe khoang như năm trước, tôi lại bị gán ghép thái độ cố ý giả ngh.èo, giả khổ để không phải mời cả lớp ăn cơm. Tôi chẳng biết phải làm sao mới vừa lòng mọi người.
Trên đường về nhà lòng tôi như thắt lại, tôi giận bạn bè thì ít mà tôi thấy thương họ nhiều hơn. Tôi nhớ về quãng thanh xuân ngày xưa, chúng tôi suy nghĩ đơn thuần, không bon chen, không giả dối, chỉ biết giúp đỡ nhau bằng tình cảm bạn bè chân thật. Còn giờ đây, các bạn của tôi như người xa lạ. Có lẽ chính cuộc sống khó khăn cơm áo gạo tiền, những áp lực không tên khiến họ trở nên nhỏ nhen và xấu tính.
Năm nay lời mời họp lớp đã được lớp trưởng đánh tiếng từ lâu nhưng tôi chưa tìm ra được lý do thuyết phục bản thân sẽ tham gia. Bởi tôi chẳng biết phải ăn mặc ra sao, cư xử như thế nào để vừa lòng tất cả?
Theo nguồn: https://kenh14.vn/ve-que-hop-lop-giam-doc-u40-ngo-ngang-moi-nguoi-dua-nhau-khoe-xe-mercedes-bmw-ban-hoc-cu-di-xe-dap-khien-ai-nay-cung-hong-vi-1-hanh-dong-nay