Biế.n c.ố kin.h ho.àng của nhạc sĩ Sỹ Luân, phải sống thực vật, ra đường chỉ đi thẳng, quay đầu là ngã, ngơ ngác như 1 đứa trẻ, còn không nhớ mẹ là ai
Sau biến cố đó, Sỹ Luân chia sẻ, anh như bị “tẩy não” thành một con người mới, không biết mình là ai, đến từ đâu, thậm chí còn không tự ăn, tự tắm, tự sinh hoạt được. Mãi đến 5 năm sau, anh mới tỉnh lại hoàn toàn.
Không chiến đấu, tranh giành để có vị trí trong showbiz
Sỹ Luân tên thật là Nguyễn Sỹ Luân, sinh năm 1982 tại TPHCM. Mẹ anh là người Sài Gòn, còn ba là người Campuchia. Sau khi tới Việt Nam, ba anh đổi tên tiếng Việt và sống một cuộc sống như người Việt. Ông luôn cảm ơn Sài Gòn vì đã cưu mang mình.
Vì thế, Sỹ Luân cũng luôn bày tỏ lòng biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra tại nơi đây. Anh cảm thấy may mắn khi không phải ăn mì gói 30 ngày như nhiều bạn sinh viên khác từ quê lên, rồi phải đi làm thêm vất vả.
Do gia đình không có ai làm nghệ thuật, nên ban đầu Sỹ Luân không được ba mẹ ủng hộ đi theo con đường âm nhạc, ai cũng nói đây là nghề “xướng ca vô loài”. Anh phải chiều theo gia đình, đi học đại học ngành marketing.
Nhưng vì quá đam mê nghệ thuật nên dù làm công việc khác thì trái tim Sỹ Luân vẫn hướng về âm nhạc. Ngoài công việc chính lúc đó, anh vẫn đi hát, sáng tác, biên tập chương trình âm nhạc. Nam nhạc sĩ thường đến các chương trình âm nhạc của nhà đài, ai bảo gì làm đó, chỉ cần được sống với đam mê là hạnh phúc.
Tới khi Sỹ Luân nổi tiếng, cha mẹ, người thân đều không tin, nghĩ rằng là ai đó trùng tên chứ không phải anh.
Cũng vì gia đình khó khăn nên ngày đó, Sỹ Luân không có điều kiện học nhạc, phải học lỏm từ chỗ này, chỗ kia một chút. Từng trải qua khó khăn, không có tiền học nhạc nên hiện tại, Sỹ Luân ngoài sáng tác còn dạy học miễn phí, đi hát miễn phí, dàn dựng show miễn phí. Anh quan niệm, cứ giúp được ai cái gì thì giúp.
Nam nhạc sĩ tâm sự: “Nếu làm show bị quỵt tiền, hay bị lừa tiền, bị chèn ép, tôi đều nhìn xuống những hoàn cảnh khó khăn hơn mình để không nản chí. Tiếp đó, tôi nghĩ tới gia đình, rằng cả gia đình đều không nghĩ tôi thành công được trên con đường này nên tôi phải cố gắng chứng minh cho mọi người thấy mình đúng. Qua chặng đường sự nghiệp của mình, tôi nhận thấy, cứ yêu nghề và hết mình với nó là sẽ có thành quả”.
Sỹ Luân cũng bày tỏ, trong nghề này, anh không chiến đấu, tranh giành để có vị trí nào hết, chỉ làm việc vì đam mê. Anh nói: “Từ khi vào nghề, tôi quyết định làm công việc để kiếm tiền, hát để phục vụ, đi sự kiện thì cứ đúng giá mà nhận show, không thì hẹn lần sau”.
Với anh, âm nhạc hay showbiz không phải một cuộc chiến, chỉ cần sống hết mình thì khán giả sẽ ủng hộ. Nếu người khác có bài hit thành công, anh cũng chúc mừng vì quan niệm tất cả đều đang cống hiến cho cộng đồng.
Thay đổi sau biến cố tai nạn, sống như người thực vật suốt 5 năm
Trong cuộc đời làm nghề của mình, Sỹ Luân từng gặp nhiều tai nạn như đang hát thì hụt chân xuống sân khấu, ngã xuống sàn, bị bầu show lừa, hát xong không được trả tiền… Tuy nhiên, sự cố lớn nhất xảy đến với anh vào năm 2009, khi anh gặp tai nạn xe máy, phải mổ não đến 2 lần.
Sau biến cố đó, Sỹ Luân chia sẻ, anh như bị “tẩy não” thành một con người mới, không biết mình là ai, đến từ đâu, thậm chí còn không tự ăn, tự tắm, tự sinh hoạt được. Mãi đến 5 năm sau, anh mới tỉnh lại hoàn toàn. Suốt thời gian 5 năm, Sỹ Luân sống như người thực vật, chỉ một tay mẹ lo lắng, chăm sóc.
Vì tai nạn, Sỹ Luân thay đổi bản thân, trân trọng cuộc sống, con người hơn. Hiện tại, ngoài ca hát, sáng tác, anh còn là lãnh đạo của một học viện âm nhạc. Trong công tác đào tạo, giảng dạy, Sỹ Luân quan niệm, để học trò có thể bước lên sân khấu biểu diễn, cần phải có những nghệ sĩ thực thụ đi trước làm thầy cô, dạy dỗ đến nơi đến chốn, cầm tay chỉ việc trực tiếp chứ không chỉ dạy trên lớp, bằng lý thuyết suông.
Anh đặt mục tiêu cho mình là làm âm nhạc ứng dụng, phục vụ công chúng, không đào tạo người nghiên cứu mà đào tạo ca sĩ, đạo diễn, biên tập có thể tiếp cận khán giả một cách trực diện. Anh mời tới 70% nghệ sĩ gạo cội, có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề để dạy học trò.
Ở cương vị người thầy, Sỹ Luân mong muốn các học trò của mình luôn bao dung, biết cúi đầu, biết ơn, sống tích cực và có văn hóa. Anh dạy học trò phải biết biến môi trường xung quanh thành nhiều màu sắc vui nhộn, dù đó là nỗi buồn, khó khăn hay nghịch cảnh.
Theo nguồn: https://kenh14.vn/bien-co-kinh-hoang-cua-nhac-si-sy-luan-phai-song-thuc-vat-ra-duong-chi-di-thang-quay-dau-la-nga-ngo-ngac-nhu-1-dua-tre-con-khong-nho-me-la-ai