Hôn nhân "độc nhất vô nhị" Việt Nam: Vợ cả mai mối cho chồng cưới thêm "bạn thân"
Xưa nay, chuyện vợ chết chồng đi bước nữa không có gì phải bàn tán. Song ở Bạc Liêu mới xuất hiện trường hợp “độc nhất vô nhị” khi hai người phụ nữ lấy chung một chồng và sống dưới một mái nhà.
Người chồng trong câu chuyện hy hữu trên là anh Dũng (52 tuổi) – làm nghề bắt ếch ở đồng và lượm mủ thuê. Anh sinh ra trong gia đình nghèo khó ở vùng sông nước, đến tuổi trưởng thành liền lấy cô gái cùng quê kém 6 tuổi.
Cả hai chăm chỉ làm lụng, cày thuê cuốc mướn với hi vọng tương lai sáng ngời, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhưng họ càng cố gắng, cái nghèo càng bám chặt, nhất là khi 3 đứa con lần lượt chào đời.
“Thuở trai tráng, tôi luôn thầm ước cưới vợ xong sẽ chăm chỉ làm việc rồi tích cóp tiền mua mảnh đất dựng nhà làm chỗ tránh nắng trú mưa. Vậy mà chưa kịp thực hiện nguyện ước, vợ tôi sinh liên tục 3 đứa con. Tất cả tiền vốn liếng có được đều dành để nuôi nấng, thuốc thang lúc bệnh tật.
Bởi vậy, giờ ở cái tuổi ngoài 50, tôi vẫn chưa thể lo cho vợ con cái nhà tử tế. Cả nhà vẫn phải sống nơi gầm cầu, chịu lạnh chịu rét khi đêm về”, anh Dũng buồn rầu chia sẻ.
Nhắc đến chuyện “cưới thêm vợ mới”, anh Dũng cho biết cơ duyên đẩy đưa anh trở thành người đàn ông 2 vợ xuất phát từ chính vợ cả. Bữa đó, chị đi lượm mủ tình cờ quen và thân với cô gái 3 đời chồng – 2 con nhỏ tên Nhí (38 tuổi) ở huyện bên. Chị liền nảy tính thương người, rủ về nhà sống chung.
Ngờ đâu, Nhí đã gật đầu đồng ý, dắt hai đứa con về nhà anh Dũng tá túc. Ban đầu anh chỉ coi Nhí là em vợ, chứ không hề nghĩ đến chuyện sẽ cưới làm vợ.
“Ở lâu, tôi cũng dần quý mến Nhí nhưng lương tâm không cho phép làm điều sai trái đạo đức và pháp luật hôn nhân. Tôi coi cô ấy như em gái của vợ, quan tâm và chăm sóc các con của cô ấy.
Một hôm, vợ tôi ngỏ lời hỏi có muốn Nhí trở thành vợ của tôi không. Tôi ngỡ ngàng bởi xưa nay làm gì có người phụ nữ nào thích chung chồng. Tôi hỏi đi hỏi lại xem cô ấy có nhầm hay không nhưng không hề nhầm. Tôi suy nghĩ hồi lâu rồi gật đầu đồng ý bởi thấy cô ấy khổ quá, chẳng có nơi nương tựa. Thế là tôi có thêm vợ và 2 đứa con”, người đàn ông miền Tây chia sẻ.
Nhiều người cho rằng việc anh Dũng có 2 vợ sẽ khiến anh trở nên khó xử khi không biết thương yêu ai hơn. Tuy nhiên anh khẳng định bản thân luôn công bằng, không hề thiên vị vợ cả hay vợ hai. Ai làm sai điều gì, anh sẽ phạt, còn người đúng được anh “thưởng nóng” bằng nụ hôn.
Về chuyện chăn gối, anh Dũng cũng công bằng, không để một trong hai vợ cảm thấy tủi thân hay ghen tị nhau. Đặc biệt, hai vợ đều được ngủ chung giường với anh: anh nằm giữa, vợ phải nằm phía bên phải, vợ hai nằm ở rìa trái.
Chia sẻ công việc hằng ngày của hai người vợ, anh Dũng tiết l.ộ: “Tôi và vợ cả đảm trách việc đi bắt ếch hoặc lượm mủ bán lấy tiền lo cuộc sống. Còn Nhí ở nhà chăm mấy đứa nhỏ, làm công việc nội trợ. Cô ấy không được nhanh nhẹn, lại yếu nên chỉ làm được việc như thế thôi.
Vợ cả cũng thương Nhí nên cưng chiều và bao dung lắm. Cô ấy không bao giờ tị lạnh gì với em út cả. Tôi nghèo nhưng nhìn họ yêu thương nhau như chị em ruột mà hạnh phúc vô bờ bến”.
Không chỉ vợ cả ủng hộ anh Dũng cưới thêm vợ, mẹ vợ cả cũng chấp nhận với chuyện hi hữu này. Bà nói: “Nó muốn rước cái Nhí về ở thì rước thôi. Tôi làm sao cấm cản được chứ. Tôi biết chuyện này khó ai chấp nhận được nhưng đời ai sống cuộc sống của họ, miễn hạnh phúc là được”.
Theo pháp luật hôn nhân, việc anh Dũng lấy vợ hai trong khi vẫn sống chung với vợ cả là hành vi vi phạm pháp luật. Anh có thể bị x.ử ph.ạt hành chính và nặng hơn là bị x.ử ph.ạt theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể :
* x.ử ph.ạt hành chính:
Theo 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
...
* Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo điều 182 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt t.ù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị x.ử ph.ạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt t.ù từ 06 tháng đến 03 năm
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Theo nguồn: https://kenh14.vn/hon-nhan-doc-nhat-vo-nhi-viet-nam-vo-ca-mai-moi-cho-chong-cuoi-them-ban-than