Hoa cúng nên cắm bao nhiêu bông: Không phải 7 hay 9
Khi cắm hoa cúng trên bàn thờ, chủ nhà cũng rất chú tâm đến số lượng hoa cúng để được bề trên ban phúc.
Cắm bao nhiêu bông hoa trên bàn thờ gia tiên là đúng nhất?
Theo quan điểm tâm linh, những số lẻ như 1, 3, 5, 7 và 9 là số dương, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi nảy nở. Còn những số chẵn như 2, 4, 6 và 8 là số âm, tượng trưng cho điềm xui, không may mắn. Vì vậy, khi cắm hoa trên bàn thờ người ta thường chọn cắm số lượng lẻ để cầu may mắn.
Theo phong thủy, số lượng bông hoa trong một bình hợp tuổi sẽ giúp mang lại may mắn và thuận lợi trong việc làm ăn của gia chủ.
Cụ thể, nên cắm 6 bông trong một bình đối với người tuổi Hợi, Mão, Mùi. Gia chủ tuổi Tỵ, Dậu, Sửu cắm 9 bông hoa trong bình. Nên cắm 2 bông hoa đối với tuổi Dần, Ngọ, Tuất. Còn đối với tuổi Thân, Tý, Thìn nên đặt bình hoa có 7 bông.
Chọn lọ hoa bằng chất liệu gì?
Lọ hoa đồng hay gỗ, hay sứ dùng bày trang trí còn được gọi là lọ lộc bình, hay lục bình/ độc bình (dùng 1 bình gọi là độc bình, 2 bình thì gọi là song bình, một cặp, một đôi bình).
Theo quan niệm phong thủy, lộc bình là nơi lưu giữ linh khí của đất trời, tượng trưng cho sự mới mẻ và bảo quản tài sản. Những hoa văn, họa tiết trang trí bên ngoài được chạm trạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ làm đẹp và tăng thêm năng lượng, sự huyền ảo và phát lộc, phát tài cho gia chủ.
Loại lọ hoa chất liệu đồng bóng sáng, đẹp mắt dùng trên ban thờ cần lưu ý là phải tẩy uế rất kỹ trước khi đưa lên. Nhiều nhà tâm linh khuyên người dân hạn chế dùng đồ đồng trong thờ cúng vì quá trình thắp hương nhiệt độ tăng hơn bình thường, hoặc khi bát hương hóa nhiệt độ tăng cao khiến các phụ liệu cho vào đồ đồng sẽ phát tác và có thể gây bệnh.
Nếu ban thờ từ xưa đã đặt lọ hoa đồng và các đồ thờ cúng khác bằng đồng thì gia chủ cần hạn chế đốt trầm hương để các phụ liệu cho vào chất liệu đồng không phát tán, ảnh hưởng tới sức khỏe người trong nhà.
Như vậy, chất liệu thích hợp nhất để cắm hoa cúng là sứ. Bạn bên lựa chọn những mẫu bình sứ trang nhã, tạo cảm giác trang nghiêm nhưng không làm mất đi nhiệm vụ trang trí của nó.
Những lưu ý trong cách cắm hoa để bàn thờ
- Chọn hoa: Nên chọn những hoa nhã nhặn, trang nghiêm như cúc vàng, cúc trắng, lay ơn, hoa hồng, đồng tiền... Tránh những loại hoa dại, hoa dễ phạm đại kỵ như dâm bụt, nhài, phù dung...
- Tiết chế: Trong một bình hoa, không nên cắm quá nhiều loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau vì điều đó sẽ làm mất đi sự trang trọng và ý nghĩa của hoa.
- Cân đối: Theo tín ngưỡng dân gian thì sự cân đối là điều vô cùng quan trọng. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, trang trọng nên ngay cả với cách cắm hoa để bàn thờ cũng cần quan tâm đến sự cân đối. Không thể đặt một lọ hoa quá to trên một bàn thờ khiến che hết cả các đồ thờ cúng khác được đặt trên đó.
Những loại hoa cúng trên bàn thờ ý nghĩa
Hoa hồng đỏ
Hoa hồng đỏ là một loài hoa được biết đến bởi nó tượng trưng cho tình yêu hạnh phúc và ngoài ra còn mang ý nghĩa là sự các tường. Hoa hồng thường có mùi thơm nhẹ, dễ chịu rất thích hợp dâng cúng trên bàn thờ.
Trong phong thuỷ, màu đỏ thường tượng trưng cho sự may mắn, nếu chọn hoa hồng đỏ là hoa cúng chưng bàn thờ Tết thì gia chủ sẽ được thần Phật phù hộ giàu tài lộc, làm ăn phát triển, phát đạt hơn.
Hoa mai
Đây là loại hoa nở nhiều vào mùa xuân được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán ở miền Nam. Một nhánh mai vàng được cắm trong bình và dâng lên bàn thờ gia tiên thể hiện cho không khí xuân về, đồng thời hoa mai còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.
Bên cạnh đó, hoa mai còn có tác dụng xua đuổi tà ma, mang đến nguồn sinh khí giúp cho các thành viên trong gia đình được khoẻ mạnh và bình an.
Hoa cúc vàng
Đây là một số các loài hoa được sử dụng để cúng trên bàn thờ phổ biến nhất. Bởi hoa mang một màu vàng tươi sáng và bắt mắt với nhiều ý nghĩa khác nhau thể hiện cho lòng hiếu thảo, sự trường tồn vĩnh cửu.
Trong phong thuỷ, hành kim có màu vàng là cung tài lộc, vì thể cúng hoa cúc sẽ giúp cho gia chủ gia tăng phúc khí, có nhiều tài lộc và cuộc sống được như ý.
Hoa sen
Nhắc đến hoa sen chúng ta liền nghĩa ngay đến hình ảnh của Đức Phật. Chính vì hoa có vẻ ngoài sang trọng, mùi hương thanh khiết nên hoa sen trở thành biểu tượng của Phật giáo.
Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh hoa sen thường xuất hiện nhiều trong chùa chiền, làm bệ ngồi của Phật. Hoa sen mang ý nghĩa cho sự nhẹ nhàng, trong trắng thể hiện sức mạnh, ý chí, niềm tin và nghị lực kiên cường.
Theo nguồn: https://danviet.vn/hoa-cung-nen-cam-bao-nhieu-bong-khong-phai-7-hay-9-2023012117363574.htm#:~:text=Theo%20phong%20th%E1%BB%A7y%2C%20s%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng,tu%E1%BB%95i%20D%E1%BA%A7n%2C%20Ng%E1%BB%8D%2C%20Tu%E1%BA%A5t.